VNAppMob thực hiện tư vấn dự án xây dựng ứng dụng di động (mobile app) cho shop thời trang 1m47 tại Đà Lạt.
- Xác định mục đích làm ứng dụng và mô hình kinh doanh:
Ứng dụng di động giờ đây đã trở thành một trong những con đường ngắn nhất để đến gần với khách hàng, bạn nên nắm lấy cơ hội ngay khi có bất cứ ý tưởng nào về một ứng dụng để hiện thực hoá nó.
Tiếp theo, cần xác định các chức năng chính trong ứng dụng, những giá trị mà nó có thể mang lại cho người dùng trong một description chi tiết. Tuy nhiên, nếu description quá phức tạp, thì điều đó nghĩa là ứng dụng của bạn đang thiếu tính tập trung và nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của ứng dụng.
Ví dụ, ứng dụng Uber kết nối tài xế với khách hàng có nhu cầu di chuyển. Lí do khiến Uber trở nên phổ biến, là vì nó được tối giản hoá, và chỉ tập trung vào một tính năng quan trọng nhất và đáp ứng được một nhu cầu nào đó của khách hàng tiềm năng, ở đây là nhu cầu đi lại.
Việc tăng thêm các tính năng mới vẫn là khả thi trong sự phát triển về lâu dài trên các platform, nhưng ở giai đoạn ban đầu, nếu bạn cho người dùng quá nhiều lựa chọn thì có thể làm họ trở nên khó chịu vì ứng dụng quá phức tạp.
- Research mức độ cạnh tranh trong thị trường:
Điều này là cần thiết. Nếu định gia nhập thị trường có mức độ bão hoà khá cao, điều này sẽ khá mạo hiểm, tuy là cạnh tranh cũng cho thấy một thị trường đã chín muồi với cơ hội lớn, nhưng nếu muốn phất lên nhanh chóng với mobile app, bạn nên xem lại điểm khác biệt hoá của mình với những ứng dụng khác của đối thủ cạnh tranh như một cách ‘định vị’ trước khi bước vào cuộc chiến.
Đối với một môi trường mở và ít cạnh tranh, cũng cần hoàn thiện tối đa việc ứng dụng ý tưởng vào thực tiễn, vì chắc bạn cũng không muốn thấy việc có thêm nhiều đối thủ có ý tưởng ‘na ná’ giống mình?
- Lên kế hoạch chi tiết:
Khi lên kế hoạch chi tiết, nên bắt đầu với UI (user interface) bởi nó tập trung nhiều vào khả năng sử dụng trên giao diện, được đo lường bằng sự hiệu quả và tiện lợi để người dùng dễ dàng sử dụng ứng dụng. UI chuyển tải thông điệp từ nhà phát triển tới người dùng để họ hiểu được ý nghĩa và mục đích của ứng dụng đó. Cụ thể, bạn cần lên kế hoạch ý tưởng design giao diện chính, các chức năng chính ra sao, và làm sao để kết nối các chức năng đó lại với nhau?
Sau đó mới quan tâm đến UX (user experience), tức là cụ thể hoá những chức năng dựa trên giá trị cốt lõi là thoả mãn tối đa trải nghiệm người dùng. UX cũng là mục tiêu lâu dài mà các nhà phát triển muốn hướng tới.
Tiếp theo, lựa chọn hệ điều hành mà bạn muốn lauching app trước, thường là iOS vì nó tiết kiệm chi phí và dễ dàng phát triển hơn. Về dài hạn, để một ứng dụng trở nên phổ biến, bạn cần phải launching nó trên cả hai hệ điều hành iOS và Android.
- Tìm những nhà phát triển ứng dụng phù hợp:
Chất lượng tốt, nhanh, rẻ. Chỉ có 2 trong 3 tiêu chí này bạn có thể chọn trong việc phát triển ứng dụng của mình, không phải cả 3.
Thời gian hoàn thiện ứng dụng cũng khá dài, khoảng 12-20 tuần, trong thời gian đó, bạn cần cộng tác chặt chẽ với team phát triển của mình, chính vì thế, hãy đảm bảo tìm được những người có thể giao tiếp hợp với bạn, tìm một chuyên gia cũng là rất cần thiết.
Để tìm team phát triển ứng dụng, có thể dùng Google để cân nhắc những ứng viên hàng đầu, sau đó sắp xếp những buổi hẹn trực tiếp để đảm bảo ý tưởng của bạn được truyền đạt chính xác và có thể được hiện thực hoá toàn bộ.
Nên cân nhắc về ngân sách bạn có thể dùng để phát triển app, nếu chi phí có hạn, có thể cân nhắc tìm freelancer thay vì các công ty chuyên phát triển ứng dụng, vì chi phí để build app thường chỉ chiếm 35% toàn bộ chi phí hoàn thiện app về lâu dài,chưa kể những khoản phí phát sinh.
- Chạy thử ứng dụng:
Chạy thử ứng dụng để đảm bảo UX có thể thoả mãn nhu cầu người dùng, và có những điều chỉnh cần thiết trước khi launching app.
Tiếp theo, cần tìm Account Manager để có thể contact với App Store hay Google Play Store để có thể chính thức launching app.
Bạn vẫn sẽ cần có một đội ngũ để sửa các lỗi bug có thể xuất hiện trong việc update ứng dụng thường xuyên, có đến 86% người dùng sẵn sàng gỡ bỏ ứng dụng sau 2 lần sử dụng chỉ vì những lỗi dù là nhỏ nhất trong quá trình sử dụng.