3 sai lầm nghiêm trọng trong quá trình tìm việc

Rất nhiều người tìm việc có suy nghĩ gửi hồ sơ càng nhiều càng tốt, nhưng phương pháp đó là hoàn toàn sai lầm. Bạn hãy nhớ “chất lượng hơn số lượng”. Hãy tập trung vào một số công ty mục tiêu và dành thời gian tìm hiểu về họ, chuẩn bị kỹ càng cho cuộc phỏng vấn tiềm năng.

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao quá trình tìm việc lại khó khăn đến thế? Sau khi gửi hồ sơ, bạn chờ đợi nhưng hầu như không nhận được phản hồi? Bạn lo lắng nhưng không biết làm cách nào để cải thiện tình trạng đó? Bạn có thể đọc bài viết này để thay đổi, thành công công việc, thăng tiến trong sự nghiệp mà không mất tới 6, 7 hoặc 8 tháng tìm việc.

Hầu hết những người tìm việc đang thực sự mắc một số lỗi nghiêm trọng. Dưới đây là 3 sai lầm hàng đầu và một số mẹo để khắc phục chúng.


Một số sai lầm có thể khiến quá trình tìm việc trở nên khó khăn hơn.

1. Bạn “rải” hồ sơ khắp nơi

Rất nhiều người tìm việc có suy nghĩ gửi hồ sơ càng nhiều càng tốt, nhưng phương pháp đó là hoàn toàn sai lầm. Bạn hãy nhớ “chất lượng hơn số lượng”. Hãy tập trung vào một số công ty mục tiêu và dành thời gian tìm hiểu về họ, chuẩn bị kỹ càng cho cuộc phỏng vấn tiềm năng. 

Việc thiếu chiến lược trong quá trình tìm kiếm việc làm sẽ chỉ khiến bạn tốn nhiều thời gian, tiền bạc và nó cũng sẽ không mang lại nhiều cơ hội việc làm khả thi. Bên cạnh đó, việc gửi quá nhiều hồ sơ cho thấy bạn chưa có định hướng rõ ràng về công việc và nghề nghiệp. Chỉ khi biết rõ bản thân muốn gì bạn mới có thể khoanh vùng những công ty phù hợp với trình độ, khả năng của mình.

2. Thư xin việc sai quy cách hoặc quá sơ sài

Nhiều người tìm việc cũng đánh giá thấp tầm quan trọng của đơn xin việc và cơ hội tuyệt vời nó mang lại. Thư xin việc có thể giúp bạn kết nối với công ty mục tiêu và giải thích lý do vì sao bạn cho rằng mình phù hợp với văn hóa tại nơi làm việc mới, vậy nên đừng trình bày sơ sài hoặc sai quy cách.

Chắc chắn rằng một lá thư xin việc không nên là bản tóm tắt của sơ yếu lý lịch, cũng không phải là nơi để bạn khoe khoang về thành tích của bản thân. Hãy kể một câu chuyện về quá trình học hỏi, phát triển và định hướng tương lai của bạn. Một câu chuyện hay sẽ giúp bạn nổi bật hơn so với những ứng viên khác. Ngoài ra, thư xin việc cũng không nên dài hơn 500 từ, chỉ nên trình bày ngắn gọn nhưng hàm xúc.

3. Sơ yếu lý lịch không được sắp xếp hợp lý


CV xin việc cần được thiết kế chuyên nghiệp để tránh mất điểm khi ứng tuyển

 Thực tế là hầu như các nhà tuyển dụng sẽ không đọc những mẫu sơ yếu lý lịch lỗi thời. Có lẽ, họ chỉ mất khoảng 6 giây để nhìn qua hồ sơ của bạn và bỏ sang một bên. Họ sẽ dành sự chú ý cho những bản sơ yếu lý lịch ngắn gọn nhưng đầy đủ thông tin. Hãy cố gắng lựa chọn mẫu CV mới, được trình bày khóa học. Trong phần kinh nghiệm làm việc, bạn nên viết ngược từ công việc gần đây nhất trở về trước, và đừng liệt kê những kinh nghiệm không liên quan tới vị trí ứng tuyển.

Mặc dù những bài kiểm tra và vòng phỏng vấn mới là vòng quyết định việc bạn có được nhận hay không, nhưng rõ ràng bạn sẽ không có cơ hội để chứng minh bản thân nếu phạm phải những lỗi sai ngay từ đầu như đối với thư xin việc và sơ yếu lý lịch.



Description

Contact

VNAppMob
Vietnam
+84965235237

Social